Syria khó tránh được nguy cơ nội chiến

 

Biểu tình chống Bachar el-Assad tại Liban.

Biểu tình chống Bachar el-Assad tại Liban.

REUTERS/ Omar Ibrahim

Tú Anh

Mặc dù Bắc Kinh và Matxcơva trợ giúp ngăn chặn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết trừng phạt Damas, nhưng chính thái độ sử dụng bạo lực tại Syria sẽ đưa chính quyền Bachar al-Assad vào ngõ cụt. Bản thân nhà độc tài cũng đã mất hết hậu thuẫn trong khu vực chỉ còn dựa và bộ máy đàn áp. Hoa Kỳ , Liên Hiệp Châu Âu và Thỗ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành các biện pháp cấm vận kinh tế. Phong trào phản kháng tại Syria sẽ còn gặp nhiều cam go trước khi đi đến thành công.

Mùa Xuân Ả Rập đến với Syria tương đối chậm hơn các nước khác trong khu vực. Vào cuối tháng 1/2011, trả lời phỏng vấn báo chí Mỹ, Tổng thống Bachar al-Assad tuyên bố một cách tự tin là Syria sẽ không bị cách mạng Hoa Lài tác động.

Vào thời điểm đó, chế độ Damas nắm hai lá chủ bài : thứ nhất là lập trường ủng hộ tổ chức hồi giáo võ trang Hamas tại Palestine và Hezbollah tại Liban rất được cảm tình của công luận tại Ả Rập. Thứ hai, với phong thái của một nhà lãnh đạo trẻ tuổi, Tổng thống Syria tương đối được một thành phần dân chúng ủng hộ với hy vọng là ông sẽ cải cách chính trị, dân chủ hóa chế độ bị đạo luật khẩn cấp kềm kẹp từ thập niên 1960 của thế kỷ trước.

Hai tháng sau, lá chủ bài thứ nhất bị đốt cháy. Uy tín của Tổng thống Syria bị tiêu tan khi ông cho quân đội thẳng tay đàn áp một cuộc biểu tình phát xuất từ Deraa làm 100 người chết. Từ Palestine, Hamas từ chối ủng hộ biện pháp đàn áp. Tại Liban, báo chí cánh tả quay lưng lại với Damas trong khi Hezbollah, do lên tiếng biện hộ cho al- Assad đã phải trả giá đắt bằng chính uy tín của mình. Nghiêm trọng hơn hết là Thỗ Nhĩ Kỳ, bạn hàng chính yếu của Syria trong khu vực, bỏ rơi chế độ mà Thủ tướng Erdogen gọi là « đã hết thời ».

Lá chủ bài thứ hai bị hỏa thiêu vào ngày 30/03/2011, khi tổng thống al-Assad đọc diễn văn trước quốc hội với giọng diễu cợt về cái chết của hàng trăm người biểu tình dưới mũi súng của quân đội. Sự kiện chính quyền sử dụng đến chiến xa, tàu chiến bắn vào dân đã làm cho mọi cố gắng « lật ngược thế cờ » của chế độ bị thất bại.

Không ai còn tin vào lời hứa cải cách. Tuy nhiên, Damas vẫn còn trông cậy vào Trung Quốc và Nga tại Hội Đồng bảo An ngăn chận mọi nghị quyết có thể mở đường cho một cuộc can thiệp quân sự. Ngay từ ngày đầu , và dù đã dù bị bách hại với gần 3000 người chết, đối lập Syria loại trừ mọi biện pháp tranh đấu bất bạo động và dứt khoát không kêu gọi Nato can thiệp.

Trong nước, Al-Assad còn trông cậy vào sự trung thành của quân đội tuy đã có khoảng 1000 sĩ quan và binh sĩ đào ngũ. Gần đây, theo AFP,dân chúng Syria tố cáo chính quyền sử dụng một loại « dân quân côn đồ » chabbiha. Chabbiha toàn quyền sinh sát tấn công vào người già và trẻ em mà không phải chịu trách nhiệm về hành động của họ

Thế nhưng, theo nhà phân tích điạ lý chiến lược Pháp Alain Gresh, thì không thể loại trừ nguy cơ xảy ra nội chiến tại Syria. Nguyên nhân chính là khi chế độ dùng quân đội đàn áp dân thì sẽ trong tránh khỏi hệ quả là dân chúng phải võ trang để tự vệ.

Sau đay là phần phân tích của Giáo sư quan hệ quốc tế Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre:

Gs.Lê Đình Thông-Đại học Nanterre Paris

Gs.Lê Đình Thông-Đại học Nanterre Paris
(13:33)

Comments