Lịch sử Ngày Lễ Mẹ

Vietsciences-Nguyễn Vũ Ngân Hà

MotherDayLễ Mẹ được tổ chức đầu tiên tại Phénicie, rồi đến La Mã, kéo dài từ ngày 15 đến 27 mỗi tháng Ba hàng năm để tưởng nhớ vị Nữ Thần Mẹ Cybèle (Hy Lạp) hay Rhéa (La Mã) từ năm 204 trước Công Nguyên và chấm dứt vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên.

Lễ Mẹ sau đó là Mẹ Maria, Mẹ Jésus. Nhưng là một lễ Mẹ đặc biệt.

Anh quốc:

Khoảng năm 1600 (tùy những nguồn khác nhau). Ngày này gọi là Mothering day. Lễ bắt đầu từ ngày đầu của Tuần chay (carême). Sau đó ngày lễ được ấn định vào ngày chúa nhật thứ tư của mùa Xuân. Trong ngày này những người làm công cho những gia đình giàu được dịp  nghỉ để về thăm mẹ.

Hoa Kỳ:

Julia Ward Howe nảy sinh ra ý kiến lễ Mẹ năm 1872. Bà đã  làm lễ đặc biệt cho dịp này  mỗi năm tại Boston

Ý tưởng này đã được một phụ nữ tiểu bang  Philadelphia là Ana Jarvis đặt trở lại năm 1907. Lễ khánh thành đầu tiên là ngày chúa nhật thứ hai tháng Năm, ở Grafton, Tây tiểu bang Virginia. Ngày đó là ngày giỗ của mẹ bà Ana. Năm sau, lễ được tổ chức tại Philadelphia. Ana Jarvis phải đi vận động để lập ra ngày Lễ Mẹ trên bình diện quốc tế. Và  năm 1911 lễ này được tổ chức trên hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ.

Năm 1914, tổng thống Hoa kỳ Woodrow Wilson đã  làm công bố chính thức lễ Mẹ vào ngày chúa nhật thứ hai của tháng Năm.

Bỉ quốc:

Ngày lễ Mẹ vào ngày chúa nhật thứ hai của tháng Năm và sao y bảng của Hoa Kỳ như số đông các nước như  Ðan Mạch, Phần Lan, Ý Ðại Lợi, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc Ðại Lợi (le Danemark, la Finlande, l'Italie, la Turquie, l'Australie).

Tuy nhiên bên Bỉ quốc, người ta tổ chức lễ tùy vùng, thí dụ miền Anversoire  thì lễ Mẹ được tổ chức vào ngày 15 tháng Tám, ngày Mẹ Maria.

Ðức quốc:

Ngày lễ Mẹ được tổ chức vào chúa nhật thứ hai của tháng Năm. Ngày đó các bà mẹ không làm gì cả. Các con làm hết. Rồi người ta đi chơi. Sau đó họ trở về nhà và làm bữa cơm thật ngon. Những đứa con tặng quà cho mẹ. Là một ngày mà những bà mẹ được thưởng công ơn đã làm suốt năm.

Pháp quốc:

Năm 1806, hoàng đế Napoléon bày ra việc sáng lâp Lễ Mẹ chính thức  vào mùa Xuân.

Năm 1897, Liên minh Quốc gia (Alliance Nationale) để chống sự giảm dân số, đã cho ra ý muốn thành lập một Lễ cho các Con.

Năm 1906, tại Isère Lễ Mẹ đầu tiên đã được tổ chức do sáng kiến của Hội Ái hữu những người Cha của Gia đình (Union Fraternelle des Pères de Famille. Thêm vào đó hội này tổ chức Lễ Mẹ đầu tiên tại Artas.

Ngày 31 tháng chạp 1917, tại Paris tổ chức lễ những gia đình đông con.

Ngày 16 tháng Sáu 1918, tại Lyon, người ta đã tổ chức Ngày Lễ Mẹ đầu tiên . Sau sự kiện này ý nghĩ tổ chức ngày Lễ Mẹ đã hình thành. Do trong thời kỳ Ðại chiến thứ nhất, những người Mỹ đã gởi thư vô số kể nhân dịp Lễ Mẹ đã thành lập từ lâu tại Koa Kỳ. Từ ngày đó, ngày Lễ Mẹ đã quy định là 15 tháng Tám.

Ngày 9 tháng Năm, Bộ trưởng Nội vụ cho phép lễ quốc gia đầu tiên cho những bà Mẹ gia đình đông con. Sự "phong thần" (apothéose) của buổi lễ được diễn biến ngày 19 tháng 12, quá xa so  với ngày 18 tháng 8 như lúc đầu đã định!

Chính quyền sau đó quyến định tổ chức buổi lễ vào ngày 20 tháng 4 năm 1926.

Lễ Mẹ được tổ chức đầu tiên tại Phénicie, rồi đến La Mã, kéo dài từ ngày 15 đến 27 mỗi tháng Ba hàng năm để tưởng nhớ vị Nữ Thần Mẹ Cybèle (Hy Lạp) hay Rhéa (La Mã) từ năm 204 trước Công Nguyên và chấm dứt vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên.

Lễ Mẹ sau đó là Mẹ Maria, Mẹ Jésus. Nhưng là một lễ Mẹ đặc biệt.

Anh quốc:

Khoảng năm 1600 (tùy những nguồn khác nhau). Ngày này gọi là Mothering day. Lễ bắt đầu từ ngày đầu của Tuần chay (carême). Sau đó ngày lễ được ấn định vào ngày chúa nhật thứ tư của mùa Xuân. Trong ngày này những người làm công cho những gia đình giàu được dịp  nghỉ để về thăm mẹ.

Hoa Kỳ:

Julia Ward Howe nảy sinh ra ý kiến lễ Mẹ năm 1872. Bà đã  làm lễ đặc biệt cho dịp này  mỗi năm tại Boston

Ý tưởng này đã được một phụ nữ tiểu bang  Philadelphia là Ana Jarvis đặt trở lại năm 1907. Lễ khánh thành đầu tiên là ngày chúa nhật thứ hai tháng Năm, ở Grafton, Tây tiểu bang Virginia. Ngày đó là ngày giỗ của mẹ bà Ana. Năm sau, lễ được tổ chức tại Philadelphia. Ana Jarvis phải đi vận động để lập ra ngày Lễ Mẹ trên bình diện quốc tế. Và  năm 1911 lễ này được tổ chức trên hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ.

Năm 1914, tổng thống Hoa kỳ Woodrow Wilson đã  làm công bố chính thức lễ Mẹ vào ngày chúa nhật thứ hai của tháng Năm.

Bỉ quốc:

Ngày lễ Mẹ vào ngày chúa nhật thứ hai của tháng Năm và sao y bảng của Hoa Kỳ như số đông các nước như  Ðan Mạch, Phần Lan, Ý Ðại Lợi, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc Ðại Lợi (le Danemark, la Finlande, l'Italie, la Turquie, l'Australie). Tuy nhiên bên Bỉ quốc, người ta tổ chức lễ tùy vùng, thí dụ miền Anversoire  thì lễ Mẹ được tổ chức vào ngày 15 tháng Tám, ngày Mẹ Maria.

Ðức quốc:

Ngày lễ Mẹ được tổ chức vào chúa nhật thứ hai của tháng Năm. Ngày đó các bà mẹ không làm gì cả. Các con làm hết. Rồi người ta đi chơi. Sau đó họ trở về nhà và làm bữa cơm thật ngon. Những đứa con tặng quà cho mẹ. Là một ngày mà những bà mẹ được thưởng công ơn đã làm suốt năm.

Pháp quốc:

Năm 1806, hoàng đế Napoléon bày ra việc sáng lâp Lễ Mẹ chính thức  vào mùa Xuân.

Năm 1897, Liên minh Quốc gia (Alliance Nationale) để chống sự giảm dân số, đã cho ra ý muốn thành lập một Lễ cho các Con.

Năm 1906, tại Isère Lễ Mẹ đầu tiên đã được tổ chức do sáng kiến của Hội Ái hữu những người Cha của Gia đình (Union Fraternelle des Pères de Famille. Thêm vào đó hội này tổ chức Lễ Mẹ đầu tiên tại Artas.

Ngày 31 tháng chạp 1917, tại Paris tổ chức lễ những gia đình đông con.

Ngày 16 tháng Sáu 1918, tại Lyon, người ta đã tổ chức Ngày Lễ Mẹ đầu tiên . Sau sự kiện này ý nghĩ tổ chức ngày Lễ Mẹ đã hình thành. Do trong thời kỳ Ðại chiến thứ nhất, những người Mỹ đã gởi thư vô số kể nhân dịp Lễ Mẹ đã thành lập từ lâu tại Koa Kỳ. Từ ngày đó, ngày Lễ Mẹ đã quy định là 15 tháng Tám.

Ngày 9 tháng Năm, Bộ trưởng Nội vụ cho phép lễ quốc gia đầu tiên cho những bà Mẹ gia đình đông con. Sự "phong thần" (apothéose) của buổi lễ được diễn biến ngày 19 tháng 12, quá xa so với ngày 18 tháng 8 như lúc đầu đã định!

Chính quyền sau đó quyến định tổ chức buổi lễ vào ngày 20 tháng 4 năm 1926.

Ngày nay, Lễ Mẹ được tổ chức ngày chúa nhật cuối cùng của tháng Năm, trừ khi nếu trùng ngày Lễ Pentecôte thì Lễ Mẹ sẽ dời vào chúa nhật đầu tháng Sáu. Ðây là một lễ chính thức.

Việt Nam:

Lễ Vu Lan là ngày Lễ Mẹ của Việt Nam, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch mỗi năm.

Truyện kể về nguồn gốc của lễ Vu Lan. (buddhismtoday.com)

Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược–theo nghĩa tiếng Việt. Mà hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của Thập phương chư Tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Theo Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật. Ngài có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh tội đồ trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ. Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ mình được siêu thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy. Ðức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng bẩy, Chư  Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng Dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dàng), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ.

Comments