Quả dưa hấu hình trái tim


Ðể tạo ra được quả dưa hấu hình trái tim, lão nông Hiroichi Kimura đã trải qua vô số đêm không ngủ, dành thời gian nghiên cứu các tài liệu cấy ghép cây trồng. Chắc hẳn những quả dưa hấu tròn hay vuông có xuất xứ từ Nhật Bản đã không quá xa lạ với chúng ta nhưng quả dưa hấu hình trái tim có lẽ là một trong những thực phẩm độc đáo nhất, một lần nữa đánh dấu thương hiệu của xứ phù tang.

Quả dưa hấu hình trái tim tuyệt đẹp đầu tiên trên thế giới 1

Mẻ dưa hấu hình trái tim đầu tiên trên thế giới.

Sau nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng ông nông dân Hiroichi Kimura sống tại thành phố Kumamoto cũng đã cấy ghép thành công loại dưa hấu mang biểu tượng của tình yêu.

Quả dưa hấu hình trái tim tuyệt đẹp đầu tiên trên thế giới 2
Ông Hiroichi Kimura đã dành nhiều thời gian và công sức để sản xuất ra loại dưa hấu "tình yêu" này.

Vỏ dưa cứng và có màu xanh bắt mắt đã là điều khiến người nông dân tận tụy cảm thấy hài lòng nhưng vị ngọt mát của dưa hấu trái tim còn khiến ông bất ngờ hơn so với những gì đã tưởng tượng.

Quả dưa hấu hình trái tim tuyệt đẹp đầu tiên trên thế giới 3
Vị dưa ngọt mát hơn nhiều so với tưởng tượng ban đầu của người sản xuất.

Trước kia, ông Kimura vốn chỉ trồng dưa hấu tròn thông thường. Nhưng bỗng một ngày, ông Kimura nảy ra ý tưởng về loại dưa hấu hình trái tim. Trí tò mò bắt đầu thôi thúc ông và kể từ đó, người nông dân bắt tay vào dự án sáng tạo độc đáo.

Quả dưa hấu hình trái tim tuyệt đẹp đầu tiên trên thế giới 4
Dụng cụ hỗ trợ sản xuất do lão nông Kimura sáng tạo ra.

Ðể đi đến đích, ông Kimura đã phải dành rất nhiều thời gian vào nghiên cứu tài liệu về cấy ghép, gieo trồng, điều kiện đất đai, độ ẩm, nhiệt độ cũng như trải qua vô số lần thất bại.

Mặc dù dưa hấu trái tim đã đem lại thành công vang dội cho lão nông Kimura nhưng ông vẫn đang nuôi dưỡng ý tưởng trồng thêm nhiều loại dưa mang hình thù kỳ lạ khác trong tương lai.

Quả dưa hấu hình trái tim tuyệt đẹp đầu tiên trên thế giới 5
Ông Kimura muốn đem tới cho người tiêu dùng những nông phẩm chất lượng nhất.

"Tôi muốn các khách hàng của mình được thưởng thức những của ngon vật lạ", ông Kimura cho biết.

Cận cảnh dân miền Tây nắn bưởi hồ lô bán Tết

Để làm ra trái bưởi hồ lô, ngoài kinh nghiệm, kỹ thuật cao, người nông dân miền Tây còn phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và cả tâm huyết, tình yêu vào sản phẩm.

Theo chia sẻ của những người nông dân ở xã Phú Tân, Châu Thành, Hậu Giang, muốn làm bưởi hồ lô, khâu chọn giống là quan trọng nhất. Bưởi phải là loại Năm Roi không hạt.

Sau khâu chọn giống là tuyển trái để tạo hình. Việc chọn lựa này phải thực hiện ngay từ khi trái bưởi non vừa thành hình, phải chọn những trái bưởi tốt, không bị sâu, không bị dị tật...

Trong nhiều trái bưởi trên cây, nhà vườn sẽ chọn một số ít trái đẹp nhất để làm bưởi hồ lô, thông thường  khoảng 5-10 trái/cây (10-15%), số còn lại sẽ để chúng phát triển bình thường bán thương mại.

Làm bưởi hồ lô không chỉ đòi hỏi có kỹ thuật cao, cách chăm sóc đặc biệt để bưởi tạo hình theo ý muốn, mà khâu chế  khuôn  tạo hình trên quả cũng rất quan trọng. Khuôn thường được làm bằng nhựa với dáng hồ lô có khắc sẵn các chữ Phú, Lộc, Thọ...nổi. Hiện bình quân một khuôn nhựa để làm ra trái bưởi hồ lô có giá từ 22.000 -25.000 đồng, và thường chỉ làm 1-2 mùa là phải thay.

Khi bưởi ra trái được khoảng 2 tháng, người trồng sẽ chọn ra những quả đẹp, ngon và có tiềm năng phát triển nhất để tiến hành thắt nút dây ở giữa trái. Dưới tác động của ngoại lực, trái bưởi sẽ phát triển theo hướng mà chủ nhân mong muốn.

Mất thêm khoảng 3 tuần lễ để bưởi bắt đầu "thắt eo" có hình giống hồ lô. Khi đó, người trồng mới cho bưởi vào khuôn  rồi cố định quả. Bưởi lúc này cần điều kiện ánh sáng thấp để giữ nguyên màu sắc đẹp, vì vậy người trồng phải dùng giấy che từng trái, chăm sóc hàng ngày.

Quả bưởi hồ lô sau khi đã "thắt eo", cho vào khuôn có chữ nổi định hình.

Toàn bộ quá trình này diễn ra khoảng 5 tháng, từ tháng 7 tới tháng 12 âm lịch. Trước đây,  bưởi hồ lô chỉ có dạng trơn Hai năm nay, các nhà vườn đã sáng tạo với những chữ Phúc, Tài, Lộc, Thọ... nổi, rất bắt mắt.

Ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuyến nông Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành cho hay, nếu như năm ngoái câu lạc bộ sản xuất khoảng 8.000 trái bưởi hồ lô bán tết thì năm nay chỉ làm được 5.320 trái. Số lượng giảm do thời tiết bất lợi, mưa bão nhiều làm bưởi hư bông và rụng trái hàng loạt. Cái mới năm nay là câu lạc bộ sẽ đưa ra thị trường 2 sản phẩm “độc”: Bưởi hồ lô tài lộc thỏi vàng và bưởi hồ lô lò kim đơn “Phúc Lộc Thọ”. 

Ngoài ra, năm nay các nhà vườn còn tạo hình được những cặp đôi bưởi hồ lô rất ấn tượng.

Việc tạo hình bưởi hồ lô cặp đôi rất khó và hiếm, vì không nhiều cặp bưởi trên một cây có thể tạo hình bưởi hồ lô thành công.

Do vậy giá bán sản phẩm này khá cao, nếu một quả bưởi hồ lô đơn có giá 500.000-700.000 đồng thì cặp bưởi đôi này dự kiến từ 2,2 - 2,5 triệu đồng.

Thời điểm này, những "bảng quảng cáo" bán bưởi hồ lô như thế này đã được dựng tại rất nhiều nhà vườn miền Tây. Nếu như tết năm 2013, giá bưởi hồ lô dao động từ 300.000- 700.000 đồng/trái (tùy lớn nhỏ), thì tết năm 2014, dự kiến giá tăng 20%, từ 400.000-900.000 đồng/trái.

Một số nhà vườn cũng đã thu hoạch những trái bưởi đầu tiên làm mẫu quảng bá cho dịp tết Giáp Ngọ 2014 hoặc để chưng trong các đám tiệc ở nông thôn. Mỗi trái bưởi hồ lô thông thường  nặng từ 1,8 -2,5 kg.

Thành quả cuối cùng của nhà vườn là tạo được trái bưởi hô lồ đẹp mắt được thị trường chấp nhận mua với giá cao.

Đến mùa thu hoạch bưởi hồ lô, thương lái ở khắp nơi đến tận vườn thu mua sản phẩm.

Trang trí thêm để sản phẩm dễ bắt mắt hơn khi bán. Nhiều nhà vườn trồng bưởi hồ lô kỳ vọng giá bán năm nay sẽ cao, vì thất mùa.

Comments