Cần Tây - Celery

Cần Tây, một loại rau rất thông dụng tại Mỹ và các nước tại Âu Châu nhưng ít người biết được hạt của nó lại vừa là một thứ gia vị ngon vừa là dược phẩm khá nổi tiếng. 

Rau Cần cao từ 60 đến 90cm, sau khi trồng đến năm thứ hai cây sẽ cho những hạt nhỏ cỡ 1/20 inch hình bầu dục, màu lợt có mùi thơm dịu. Hạt có vị nồng và hơi đắng hơn lá và cọng Cần. Hạt nhỏ đến mức mà mỗi gram chứa khoảng 2,500 hạt. Hạt Cần được dùng làm gia vị và nuôi chim, đồng thời sử dụng như thuốc tiêu thực, giúp loại nước ra khỏi cơ thể (thông tiểu) và kích thích tình dục.

alt

Khi chưng cất hạt cung cấp một loại tinh dầu màu vàng nhạt được dùng trong kỹ nghệ rượu, nước hoa, và xà-phòng.

Tùy theo nhu cầu sử dụng: cọng, lá hay hạt mà nhiều giống Cần đã được lai tạo và phát triển với 2 nhóm chính. Nhóm Cần bình thường gọi là Common hay Stalk Celery. Nhóm thứ nhì có củ được gọi là Celeriac hay Turnip-rooted Celery.

alt

ĐẶC TÍNH DƯỢC HỌC

- Cần Tây và bệnh đau nhức khớp xương: Bệnh nhân bị đau nhức khớp xương kinh niên từ hơn 10 năm được cho dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 60 giọt một dung dịch trích tinh cần tây (tên Celerex) trong 12 tuần. Kết quả cho thấy các cơn đau giảm sau 3 và 6 tuần và gần như khỏi hẳn sau 12 tuần.

- Cần Tây và bệnh Tim Mạch: Ngoài tác dụng hạ huyết áp, nước trích Cần Tây cũng làm hạ Cholesterol trong máu. Trong trường hợp suy tim do tích tụ nước trong cơ thể, Hạt Cần Tây do tác dụng lợi tiểu rất hữu ích, hơn nữa với tác dụng loại bớt nước để giảm phù thủng của Cần tương đối nhẹ nhàng và liên tục.

- Cần Tây và Ung Thư: Trong các thí nghiệm, các khoa học gia đã tìm được từ Cần Tây 5 chất đáng chú ý trong đó Sedanolide và Butylphthalide là những chất có tác dụng làm giảm bớt các nguy cơ ung thư

- Tác dụng trị mất ngủ và lo âu: Các chất phthalide trong dầu Hạt Cần Tây có tác dụng làm giảm đau trên thú vật, đồng thời giúp dễ ngủ do tác dụng vào hệ thần kinh trung ương và cũng làm giảm sự lo âu.

- Cần Tây và bệnh Tiểu Đường: Một tác dụng lý thú khác của Cần Tây là khả năng làm giảm đường Glucose trong máu. Giúp tăng tiêu thụ chất đường trong cơ thể. Có một điều nên chú ý là tác dụng hạ lượng đường trong máu là do ngọn non của cọng cần.

- Cần Tây và vấn đề giữ trọng lượng của cơ thể (Diet): Cần Tây có tác dụng lợi tiểu, nên được dùng để trị chứng phát phì, bằng cách gia tăng việc loại nước ra khỏi cơ thể.

- Cần Tây và sức khoẻ phụ nữ: Dầu Cần được dùng để tạo kinh nguyệt và có thể làm hư thai. Phụ nữ có thai cần thận trọng, không nên dùng Hạt Cần, nhưng có thể dùng Cọng Cần. Do tác dụng lợi tiểu, cần có thể giúp giải tỏa cảm giác nặng nề nơi phụ nữ trước ngày có kinh nguyệt. Vậy phụ nữ hay có cảm giác khó chịu, đau bụng trước thời kinh, nên dùng Cần vài ngày trước đó theo phương thức: Pha 1 hay 2 muỗng cà phê Hạt Cần (nghiền nát) trong 250ml nước đun sôi, ngâm cho ngấm trong vòng 10 - 20 phút uống mỗi ngày từ 1 - 2 cốc (ly) 250ml.

- Cần và Bệnh Ngoài Da: Dầu Cần có chứa Psoralens, một hóa chất đang được dùng để chữa bệnh Vẩy Nến, Psoriasis và mới đây nhất dùng để chữa ung thư đa loại T-Cell Lymphanoma. Các nghiên cứu về vấn đề này đang được thực hiện.

TVH

Comments