Panama, thiên đường cho người nước ngoài (Tổng hợp)

Alina Dizik

Một thập niên trước, Panama chỉ là một chỗ ghé qua của những người đã về hưu muốn tìm một nơi nghỉ dễ chịu ở những xứ ven biển gần đó.

Ngày nay, chính môi trường làm ăn được ưu đãi thuế và đang phát triển nhanh chóng của thành phố Panama, thủ đô của quốc gia cùng tên, là lý do khiến nhiều nhà lãnh đạo các doanh nghiệp mở rộng sự hiện diện của công ty họ ở châu Mỹ Latin.

 

Điều kiện thuận lợi

Người nước ngoài đến Panama bị hấp dẫn bởi khí hậu ấm áp, nhịp điệu cuộc sống chậm rãi hơn và mối liên hệ của đất nước này với cả bắc và nam Mỹ.

Sự tăng trưởng nhanh chóng đã dẫn đến sự ra đời của một loạt các khách sạn, các căn hộ chung cư và văn phòng làm việc hiện đại nhưng nhiều công ty vẫn thiếu nhân lực cần thiết để mở rộng, ông Remy Swaab, giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại Thế giới của Panama nói.

Nền kinh tế gắn chặt với đồng đô la Mỹ của Panama đã khuyến khích rất nhiều đầu tư nước ngoài từ những công ty vốn rất lo lắng với việc đầu tư ở những quốc gia có đồng tiền không ổn định.

Cấu trúc thuế thuận lợi và nguồn nhà ở cao cấp cũng là lý do lớn thu hút người nước ngoài vốn rất muốn sống ở nước ngoài mà không mất đi cảm giác sống ở nhà.

Hiện có nhu cầu cao các vị trí trong các ngành hậu cần, vận tải biển, du lịch và phục vụ du khách, bất động sản và cả các vị trí lãnh đạo các chi nhánh khu vực của các tập đoàn lớn.

Chẳng hạn như,tập đoàn máy tính khổng lồ Dell cần cố vấn tài chính cho trụ sở của họ trong khu vực trong khi tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng khổng lồ Proctor & Gamble mới đây đã mở văn phòng ở khu vực Costa del Este gần đó và đang muốn tuyển giám đốc tiếp thị.

Các tập đoàn vận tải biển khổng lồ như COSCO Container Lines và Hanjin đã mở rộng sự hiện diện ở nước này.

Mức lương trung bình của đa số người dân Panama chỉ vào khoảng từ 400 đến 600 đô la Mỹ trong khi người nước ngoài có thể có mức lương đến sáu con số hàng năm.

Các công ty nước ngoài đóng ở Panama được phép dành đến 12% nhân sự của họ cho người nước ngoài.

“Các công ty mở văn phòng ở Panama muốn tìm một mức độ chuyên môn nhất định trong công việc mà lực lượng lao động tại chỗ không đáp ứng được,” Swaab nói.

 

Ưu đãi cho người nước ngoài

Thành phố Panama đem đến môi trường làm việc hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia, trong đó có tập đoàn sản xuất 3M và công ty hóa chất khổng lồ BASF đóng khu công nghiệp Panama-Pacifico. Đóng ở khu công nghiệp này, vốn rộng 1.400 hectare và cách trung tâm thành phố 10km, các công ty sẽ được miễn thuế rất nhiều.

Nhân viên của hãng PPZ có thể được cấp visa làm việc từ ba đến năm năm thay vì được cấp hàng năm. Panama cũng xây dựng nhưng khu mậu dịch tự do để thu hút những công ty làm trong các lĩnh vực chế tạo, y tế và thậm chí là giáo dục bậc cao.

Các công ty lớn có thể xin visa cho nhân viên chỉ trong có vài tuần lễ còn những ai sống ở Panama đã ba năm có thể xin ở Panama lâu dài.

Nói đến thị trường lao động ở Panama, sự canh tranh đang gia tăng.

Chưa bao giờ có nhiều người nước ngoài muốn lấp chỗ trống những vị trí cần chuyên môn như hiện nay ở Panama, theo Peter LeSar, giám đốc tài chính của Thunderbird Resorts, công ty điều hành các khu nghỉ dưỡng theo chủ đề ở các nước láng giềng.

Để tuyển được người, LeSar, người đã đến Panama 22 năm trước, sử dụng cả các công ty săn đầu người và mạng xã hội LinkedIn.

Các ứng viên phải mất nhiều tháng mới tìm được việc bởi vì chất lượng ứng viên đã được nâng cao, ông LeSar nói thêm, “Nhu cầu của người nước ngoài đến sinh sống và làm việc ở Panama rất cao.”

Các công ty chuyển nhà thường được các tập đoàn thuê để giúp nhân sự cao cấp của họ chuyển nhà và xử lý tất cả mọi việc từ nhà ở cho đến visa.

 

Mức thuế 0%

Những ai có ý định ở lâu dài nên cân nhắc chuyện mua nhà, thay vì thuê, Kent Davis, giám đốc công ty bất động sản Panama Equity Real Estate khuyên.

Một căn hộ hai phòng ngủ gần biển có giá thuê 2.000 đô la một tháng nhưng mua là 280.000 đô la, Davis, người chuyển đến Panama từ Mỹ tám năm trước nói.

Người nước ngoài cũng được vay tiền dễ dàng như người dân Panama, ông nói thêm. Các gia đình chuyển đến sống ở Panama thường thuê người giúp việc nhà với giá 500 đô la một tháng.

Theo chính sách ưu đãi thuế của Panama, các công ty nước ngoài chứng tỏ được rằng họ có được lợi nhuận bên ngoài Panama và khách hàng của họ là các công ty không phải thường trú ở Panama được hưởng mức thuế 0%.

Bên cạnh đó, những ai làm việc cho công ty nước ngoài không phải trả thuế thu nhập.

Đa phần người nước ngoài tới Panama đều là dân về hưu. “Điều kiện tiên quyết để sống ở đây là có tóc bạc,” Skyler Ralston, người làm công tác tiếp thị cho các doanh nghiệp địa phương, nói và cho biết hình ảnh của Panama đang thay đổi từ từ.

Đối với những người trẻ thì điều này có nghĩa là họ có ít chọn lựa để xây dựng một mạng lưới nghề nghiệp.

Trong khi nhiều kiều dân nói tiếng Anh và không cần biết tiếng Tây Ban Nha trong công việc, nhiều người cảm thấy bị cô lập vì họ không sử dụng được ngôn ngữ địa phương trong giao tiếp hàng ngày.

“Chúng ta chứng kiến một nền văn hóa tuyệt vời nhưng rất khó để mà hiểu được,” một kiều dân ở Panama có tên là Landau cảnh báo.

Về phương diện an ninh, Panama tương đối an toàn so với các nước láng giềng như Colombia và thậm chí là Costa Rica, theo cảnh báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhưng trộm cắp vặt, gian lận thẻ tín dụng và thậm chí cướp giật thường xảy ra.

Nơi đây không phải không có tệ nạn và nhiều cư dân của Panama vẫn sống trong nghèo khổ và bạo lực băng nhóm vẫn xảy ra, Landau cho biết.

 

Cha đẻ "con quái vật" nắm bí mật chấn động vụ Tài liệu Panama

Ngọc Minh | 04/04/2016 19:11

Cha đẻ "con quái vật" nắm bí mật chấn động vụ Tài liệu Panama


Tài liệu Panama chứa thông tin về tài sản của hơn 140 chính trị gia cùng nhiều người nổi tiếng khác, hiện đang gây chấn động, là hồ sơ mật của Mossack Fonseca.

Hãng luật Mossack Fonseca ra đời năm 1986, khi Ramon Fonseca sáp nhập công ty luật nhỏ của mình ở Panama với một công ty luật địa phương khác, thuộc sở hữu của Jürgen Mossack, một người Panama gốc Đức.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, Ramon Fonseca, đồng sáng lập Mossack Fonseca khẳng định: "Chúng tôi đã cùng nhau tạo ra con quái vật".

Cả Ramón Fonseca và Jürgen Mossack đều là những nhân vật có tiếng trong thế giới của tiền bạc, quyền lực và những bí mật.

Ramon Fonseca, cùng mạng lưới chi nhánh khắp thế giới của mình, đã tiếp cận với nhiều quần đảo nhỏ, gây dựng mối quan hệ với nhiều ngân hàng lớn, tiến hành các phi vụ che giấu tài sản, rửa tiền cho hơn 140 chính trị gia cùng nhiều người nổi tiếng.

Cố vấn cấp cao của Tổng thống kiêm nhà văn đoạt 2 giải thưởng

Ramón Fonseca, sinh năm 1952 tại Panama, từng theo học Đại học Panama trước khi tới Anh học Trường Knh tế và Khoa học Chính trị London.

Khi còn trẻ, Fonseca nuôi ước mơ cứu thế giới - từng khao khát trở thành linh mục, nhưng sau đó lại trở thành nhân viên của LHQ tại trụ sở chính ở Geneva suốt 5 năm.

"Tôi đã chẳng thể cứu được thứ gì, chẳng thể tạo ra thay đổi gì", trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình năm 2008, Fonseca chia sẻ.

"Rồi, khi trưởng thành hơn một chút, tôi quyết định sẽ cống hiến cho nghề nghiệp của mình, lập gia đình và có một cuộc sống bình thường".

Không chỉ là một luật sư, Fonseca cũng là nhân vật khá có tiếng trong giới văn học.

Ông ta đã viết 4 tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn và các vở kịch. Hai tác phẩm của Fonseca đã từng 2 lần giành giải thưởng văn học quốc gia Ricardo Miró Prize.

Một trong số các tác phẩm tiêu biểu của ông này là tiểu thuyết chính trị, Mister Politicus, "phơi bày cách thức đầy phức tạp mà các chính trị gia vô đạo đức sử dụng để đạt được quyền lực cũng như tham vọng đáng sợ của mình".

Những hiểu biết của Fonsenca về thế giới chính trị có được là nhờ những năm tháng làm Chủ tịch đảng Panameñista Party ở Panama và cố vấn cấp cao của Tổng thống nước này Juan Carlos Varela.

Fonseca chỉ mới tạm dừng công việc này sau khi văn phòng ở Brazil của Mossack Fonseca bị cáo buộc liên quan tới một vụ bê bối hối lộ và rửa tiền liên quan tới công ty dầu khí nhà nước.

Ông nói, ông dừng vai trò cố vấn của mình "để bảo vệ danh dự, công ty và quốc gia của tôi".

Jurgen Mossack (thứ 2 từ bên trái sang) và Ramon Fonseca (thứ 5 từ bên trái sang) cùng với các nhân vật cấp cao khác của Mossack Fonseca.

Jurgen Mossack (thứ 2 từ bên trái sang) và Ramon Fonseca (thứ 5 từ bên trái sang) cùng với các nhân vật cấp cao khác của Mossack Fonseca.

Con trai thành viên lực lượng vũ trang của Đức Quốc xã

Jürgen Mossack, đồng sáng lập Mossack Fonseca sinh năm 1948 ở Đức. Ông này cùng gia đình chuyển tới Panama đầu những năm 1960.

Tại đây, Mossack đã theo học Đại học Luật Santa Maria La Antigua ở Panama trước khi sang London tiếp tục theo học ngành này.

Từ năm 2009 tới 2014, Mossack làm việc cho Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Panama.

Theo các tài liệu tình báo của Quân đội Mỹ, cha của Mossack đã làm việc cho Waffen-SS - một lực lượng vũ trang khét tiếng của Hitler thời Đức Quốc xã, sau đó, từng được đề nghị làm gián điệp cho chính phủ Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Tài sản của Mossack, theo các tài liệu mà ICIJ có được, bao gồm nhiều bất động sản, một máy bay trực thăng, một chiếc du thuyền và bộ sưu tập tiền xu vàng.

 

Anh rể ông Tập dùng thiên đường thuếImage copyrightAPImage captionAnh rể ông Tập Cận Bình bị tố cáo dùng thiên đường trốn thuế để giấu tài sản

Hồ sơ Panama tiết lộ rằng thân quyến giàu có của một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình, đã sử dụng những thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu tài sản khổng lồ của mình.

Danh sách này bao gồm ít nhất tám ủy viên đương chức hoặc đã nghỉ của Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tám người này nằm trong số 140 chính trị gia trên thế giới bị cáo buộc có liên quan đến các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.

Một trong số đó được tiết lộ là tài khoản của anh rể ông Tập là ông Đặng Gia Qúy.

Là chồng bà Tập Kiều Kiều, chị gái ông Tập Cận Bình, ông Đặng Gia Quý thành lập hai công ty tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2009.

Tại thời điểm đó ông Tập Cận Bình chưa lên làm Chủ tịch nước, mới là Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị.

Báo chí nước ngoài từng cho rằng thân nhân của ông Tập có tài sản gửi ở nước ngoài.

Trong hồ sơ Panama cũng có tên người gửi tiền là bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng và bà Jasmine Li, cháu gái của ông Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Công ty của bà Lý Tiểu Lâm, tên là Cofic Investments Ltd, có địa chỉ tại British Virgin Islands, còn bà Jasmine Li thì nhận được một công ty ở hải ngoại khi còn ở tuổi thiếu niên.

Hai đương kim ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn đều có thân nhân mà tên tuổi hiện ra trong Hồ sơ Panama.

Những cáo buộc này bị báo chí chính thống tại Trung Quốc phớt lờ và những ấn phẩm trên mạng bị kiểm duyệt.

 

Bộ trưởng Ấn Độ cảnh báo

Image captionMạng Weibo ở TQ chặn các bài liên quan đến Hồ sơ Panama

Bộ trưởng tài chính Ấn Độ, ông Arun Jaitley cho rằng đây là “sự phiêu lưu giá đắt” cho những người không tranh thủ đợt ân xá năm ngoái để khai báo tài sản bất hợp pháp của mình ở nước ngoài.

Ông nói thêm về việc sẽ thi hành sáng kiến toàn cầu chống lại việc che giấu tài khoản ở nước ngoài vào năm tới.

Một báo cáo cho biết hơn 500 người Ấn Độ có liên quan đến những thiên đường trốn thuế ở nước ngoài, theo tài liệu bị tiết lộ của công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama.

Image copyright

 

Tiền của bố thủ tướng Anh

Cha đã quá cố của Thủ tướng Anh David Cameron, ông Ian Cameron, cũng bị nêu tên là người từng sử dụng các công ty ở nước ngoài để lập quỹ cho các nhà đầu tư.

Ông Ian Cameron, người qua đời hồi năm 2010, thường phải bay tới Thụy Sỹ hay Bahamas để họp hội đồng quản trị của công ty Blairmore Holdings.

Nay con ông, thủ tướng Cameron kêu gọi cần có sự minh bạch hơn nữa ở các thiên đường thuế.

Khi được đề nghị xác nhận xem gia đình ông Cameron có còn tiền đầu tư trong quỹ mà Hồ sơ Panama đưa ra hay không, người phát ngôn của Thủ tướng Anh nói: "Đây là vấn đề riêng tư."

Chính quyền Anh nói họ sẽ điều tra dựa trên những gì Hồ sơ Panama đưa ra.

 

Mạng lưới 2 tỉ USD mờ ám bị cáo buộc liên quan đến Putin

Đức Huy | 04/04/2016 14:24

Mạng lưới 2 tỉ USD mờ ám bị cáo buộc liên quan đến Putin

Sau khi Tài liệu Panama được công khai, The Guardian (Anh) đã có một bài phân tích cáo buộc các vụ trốn thuế này có liên quan đến Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo The Guardian, trong số các nhà chính trị gia được Tài liệu Panama "điểm mặt chỉ tên", có một mạng lưới các khoản tiền nước ngoài (offshore) với trị giá lên tới 2 tỉ USD có liên quan đến một cái tên, Vladimir Putin.

Trên lý thuyết, những khoản tiền mờ ám được Tài liệu Panama phanh phui không trực tiếp rơi vào tay Tổng thống Nga. Thay vào đó, chúng thuộc về những nhân vật thân cận với ông, và chính các thành viên gia đình Putin cũng được hưởng lợi, theo những gì The Guardian phân tích từ tập tài liệu.

Hai cái tên được nhắc đến trong Tài liệu Panama là Sergei Roldugin, được cho là bạn thân nhất của Tổng thống Nga, và Yuri Kolvachuk, Giám đốc Ngân hàng Nga Bank Rossiya.

Tập tài liệu đã truy ra một mạng lưới offshore khơi nguồn từ Panama, xuyên qua Nga, Thụy Sĩ, và Đảo Síp - và ngoài ra còn có một "bến đỗ" khác tại một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết tư nhân, nơi cô con gái Katerina của Tổng thống Putin đã tổ chức đám cưới vào năm 2013.

Dưới đây là sơ đồ mạng lưới mờ ám này:

Bank Rossiya: Ngân hàng do Yuri Kolvachuk đứng đầu, được cho là rất thân với Putin. The Guardian cũng cáo buộc các quản lý của Bank Rossiya từng đứng sau những khoản thanh toán mờ ám với trị giá lên đến hàng tỉ USD.

Luật sư Thụy Sĩ: Các luật sư thuộc văn phòng Dietrich Baumgartner và Partners in Zurich tại Thụy Sĩ nhận chỉ thị từ Bank Rossiya, và chuyển thông tin đó cho Mossack Fonseca.

Mossack Fonseca: Một văn phòng luật sư tại Panama chuyên đăng kí và điều hành các "thiên đường thuế" nước ngoài. Chính Mossack Fonseca đã lập ra Sandalwood và các "thiên đường thuế" có liên quan đến Sergei Roldugin.

Ngân hàng Công thương Nga tại Đảo Síp (RCB of Cyprus): Một chi nhánh của ngân hàng VTB (Nga), RCB đã chuyển tiền cho Sandalwood thông qua các khoản vay khổng lồ, lên tới 650 triệu USD.

Công ty TNHH Liên lục địa Sandalwood: Một "thiên đường thuế" được dựng lên tại Quần đảo Virgin thuộc Anh. Từ năm 2009 đến năm 2012, Sandalwood đã nhận tới 1 tỉ USD tiền "vay" từ một số ngân hàng nhà nước và các chi nhánh nước ngoài khác.

Ozon: Ozon là tập đoàn sở hữu khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Igora, ngoại ô St. Petersburg. Năm 2010 và 2011, Ozon đã vay từ Sandalwood một khoản tiền trị giá 11,3 triệu USD. Con gái của Putin, Katerina, đã tổ chức đám cưới tại Igora vào năm 2013.

Sergei Roldugin: Một nhạc công giàu có, Roldugin được cho là đang nắm quyền kiểm soát một khối tài sản trị giá ít nhất 100 triệu USD, và có thể hơn.

Theo The Guardian, Roldogin có khả năng đã được "chấm" vào vị trí điều hành mạng lưới này bởi ông là một người có vai vế tương đối "kín". Trong các tài liệu gửi tới quan chức ngân hàng tại Thụy Sĩ và Luxembourg, ông Roldogin đã phủ nhận có quan hệ mật thiết với bất cứ quan chức Nga nào.

Tuy nhiên, The Guardian cho biết ông Roldogin rất thân với Tổng thống Putin. Ông chính là người đã đứng ra "mai mối" ông Putin với vợ cũ Lyudmilla, và thậm chí còn nhận con gái lớn của ông Putin, Maria, là con nuôi.

Nhạc công Sergei Roldogin. Ảnh: The Guardian

"Nhạc công" Sergei Roldogin. Ảnh: The Guardian

Ngoài ra, các tài liệu Panama cũng chỉ ra rằng ông Roldogin hiện đang nắm 12,5% cổ phần tại công ty quảng cáo truyền hình lớn nhất nước Nga, Video International, với lợi nhuận hơn 800 triệu euro/năm.

Ông Roldogin cũng đang nắm 15% cổ phần một công ty ở Đảo Síp có tên Raytar, cũng như 3,2% cổ phần Bank Rossiya.

Yuri Kolvachuk

Mỹ từ lâu vẫn coi Kolvachuk là "chủ ngân hàng cá nhân" của rất nhiều quan chức cấp cao Nga, trong đó có ông Putin.

Các tài liệu Panama cho rằng, Kovalchuk và Bank Rossiya đã chuyển một khoản tiền trị giá ít nhất 1 tỉ USD tới "thiên đường thuế" Sandalwood.

Số tiền này là kết quả của hàng loạt các khoản vay không bảo đảm từ Ngân hàng Công thương Nga (RCB) tại Đảo Síp, cũng như một số ngân hàng nhà nước khác tại Nga. Hiện vẫn chưa có bất kì giải thích nào cho việc tại sao những ngân hàng này lại có thể cho vay như vậy.

Một số khoản tiền thu về từ RCB lại được cho vay tại Nga với lãi suất cực cao, và khoản lãi từ việc cho vay này lại được chuyển đến các tài khoản ngân hàng mật ở Thụy Sĩ, tạo ra một mạng lưới những khoản tiền mờ ám kể trên.

Phản ứng của Nga: "Phi vụ được trả tiền" nhằm bôi nhọ Putin

Khi được The Guardian liên hệ, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã từ chối đưa ra phát biểu cụ thể về từng cáo buộc của báo này nhắm tới Tổng thống Putin.

Ông Peskov không công nhận kết quả các cuộc điều tra của The Guardian và các báo khác, đồng thời gọi đây là một phi vụ "đã được trả tiền để thực hiện một cách trắng trợn".

Phát ngôn viên điện Kremlin khẳng định Nga có đầy đủ các bằng chứng pháp lý để bảo vệ danh dự của Tổng thống Putin.

Tuần trước, ông Peskov đã từng cảnh báo việc các cơ quan tình báo phương Tây đang đứng đằng sau một cuộc "tấn công thông tin" nhằm bôi nhọ ông Putin, cũng như gây bất ổn trong nội bộ nước Nga trước thềm bầu cử.

 

140 chính trị gia vụ Panama Paper đã nhận được thư cảnh báo này?

Ngọc Minh | 04/04/2016 13:52

140 chính trị gia vụ Panama Paper đã nhận được thư cảnh báo này?

Hãng luật Mossack Fonseca đã lên tiếng trước vụ Tài liệu Panama (Panama Paper) chứa thông tin về tài sản của hàng loạt các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới bị rò rỉ.

Cây viết của tờ Malta Independent, Daphne Caruana Galizia, đã có được bức thư mà giám đốc marketing của Mossack Fonseca, Carlos Sousa-Lennox, gửi đồng loạt cho các khách hàng của mình, sau khi phát hiện tài liệu mật của mình đã bị kẻ khác lấy được.

Theo đó, ông này cảnh báo, các thông tin trong Tài liệu Panama có thể bị tung ra trong vài ngày tới và tạo thành một cơn bão truyền thông.

Mossack Fonseca thừa nhận, các dữ liệu của công ty bị rò rỉ do một hoạt động xâm nhập trái phép vào máy chủ của nó.

Liên đoàn phóng viên điều tra quốc tế (ICIJ), 140 chính trị gia, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và một số trợ thủ của Putin, cũng là khách hàng của Mossack Fonseca và có tên trong Tài liệu Panama.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố gửi cho ICIJ và các đối tác truyền thông của mình về vụ lộ thông tin lớn nhất thế giới này, Mossack Fonseca đã phủ nhận những gì truyền thông công bố.

"Chúng tôi có thể khẳng định rằng, rất nhiều bên xuất hiện trong các vụ việc mà các vị (ICIJ) dẫn ra không phải, và chưa từng bao giờ là khách hàng của Mossack Fonseca.

Trong 40 năm qua, Mossack Fonseca đã vượt qua những lời chỉ trích trong nước và hệ thống tư pháp khác ở những nơi chúng tôi hoạt động. Công ty của chúng tôi chưa từng bao giờ bị cáo buộc hoặc bị khởi kiện vì có liên quan tới các hành vi phạm tội.

Chúng tôi tự hào vì điều mình làm".

Cũng trong tuyên bố của mình, Mossack Fonseca giải thích:

"Chúng tôi chỉ đơn giản là giúp kết nối các công ty, và trước khi đồng ý hợp tác với một khách hàng, dù theo cách nào, chúng tôi cũng đều tiến hành đẩy đủ thủ tục pháp lý - trong mọi trường hợp đều đáp ứng, thậm chí vượt quá các quy định, luật lệ và tiêu chuẩn của địa phương.

Tuy nhiên, việc hoàn thành giấy tờ pháp lý nhằm giúp liên kết một công ty nào đó là điều rất khác so với thiết lập các liên kết trong hoạt động kinh doanh hoặc chỉ đạo cách các công ty được hình thành".

Hiện các nhân vật có tên trong Tài liệu Panama vẫn chưa lên tiếng.

 

Nhiều lãnh đạo thế giới có tên trong 'hồ sơ Panama'

Văn phòng của tổ hợp luật Panama Mossack Fonseca tại Panama City.

Văn phòng của tổ hợp luật Panama Mossack Fonseca tại Panama City.

Một toán các nhà báo nghiên cứu các tài liệu bị tiết lộ của một tổ hợp luật Panama đã công bố một số điều phát hiện được về những thỏa thuận tài chánh ở nước ngoài của những người giàu có, nổi tiếng và có những liên hệ chính trị.

Một nguồn tin vô danh cung cấp 11,5 triệu tài liệu của tổ hợp luật Panama Mossack Fonseca cho Tổ chức Nhà báo Điều tra Quốc tế -ICIJ, có trụ sở tại Washington.

Ông Ramon Fonseca, một trong những người sáng lập tổ hợp luật này, nói với Thông tấn xã Pháp là việc tiết lộ tin tức cho các nhà báo là “một tội phạm, một tội nghiêm trọng.”

Ông Fonseca nói tiếp “Quyền riêng tư là một nhân quyền căn bản đã càng ngày càng bị xói mòn trong thế giới hiện đại. Mỗi người đều có quyền riêng tư, dù người đó là vua hay ăn mày.”

Gởi tiền vào những tài khoản ở nước ngoài không nhất thiết là bất hợp pháp, và có thể sử dụng để trốn thuế một cách hợp pháp hay tạo sự dễ dàng cho những thỏa thuận kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên phúc trình cho biết “những tài liệu này cho thấy những ngân hàng, các tổ hợp luật và những người có dính líu đến việc giao dịch ở nước ngoài khác, thường không tuân thủ những đòi hỏi pháp lý nhằm đảm bảo là các khách hàng không liên hệ đến những tổ chức tội phạm, trốn thuế hay tham nhũng chính trị.”

Tổ chức nhà báo quốc tế, cùng với nhật báo Đức Sueddeutsche Zeitung và hơn 100 tổ chức báo chí khác, cho biết đã có những kết luận từ những tài liệu bị tiết lộ cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin và các  người cộng tác đã chuyển 2 tỉ đô la vào những tài khoản ở nước ngoài trong khoảng thời gian gần 40 năm, “có liên hệ đến những người hay những công ty dính líu đến ông Putin” từ năm 1977 cho đến cuối năm 2015.

Trong số những người có tên trong 'hồ sơ Panama' có Thủ tướng Iceland và Pakistan, Tổng thống Ukraine và Argentina, và Quốc vương Ả Rập Xê-út.

Trong số những người có tên trong 'hồ sơ Panama' có Thủ tướng Iceland và Pakistan, Tổng thống Ukraine và Argentina, và Quốc vương Ả Rập Xê-út.

Tuần trước, điện Kremlin không trả lời những câu hỏi của các nhà báo về những vụ chuyển tiền này, và công khai chỉ trích Tổ chức Nhà báo Điều tra Quốc tế là đã thực hiện “một tấn công tin tức” sai lạc nhắm vào nhà lãnh đạo Nga và những người thân cận.

Nhật báo Sueddeutsche Zeitung, có trụ sở tại Munich, ngày hôm qua cho biết đã nhận được các tài liệu này cách đây hơn một năm. Tờ báo nói thêm là con số các dữ liệu nhận được nhiều hơn vài lần những điện văn ngoại giao của Mỹ bị Wikileaks tiết lộ vào năm 2011, và những tài liệu tình báo mật được Edward Snowden tiết lộ cho các nhà báo trong năm 2013.

Sở thuế Australia ngày hôm nay cho Thông tấn xã Reuters biết là đang điều tra hơn 800 khách hàng giàu có của tổ hợp luật Panama về việc những người này có thể trốn thuế.

Cùng với những liên hệ với ông Putin, Tổ chức Quốc tế các Nhà báo Điều tra cho biết thêm là có những tài liệu:

-Tiết lộ về những tài khoản của 140 chính trị gia và công chức trên toàn thế giới, trong đó có 12 đương kim và cựu lãnh đạo thế giới. Trong số những người này là Thủ tướng Iceland và Pakistan, tổng thống Ukraine và Argentina, và quốc vương Ả Rập Xê-út.

-Tên của ít nhất 33 người và công ty bị chính phủ Mỹ liệt vào danh sách đen vì có bằng chứng cho thấy những người này có liên hệ đến những hành vi sai trái, như giao dịch với những tay buôn lậu ma túy Mexico, những tổ chức khủng bố như Hezbollah hay những quốc gia cực đoan như Bắc Triều Tiên và Iran.

- Cho biết những ngân hàng lớn đã thành lập các công ty khó khám phá được tại nước ngoài như thế nào. Có hơn 500 ngân hàng và những chi nhánh của các ngân hàng này đã thành lập cho khách hàng hơn 15.000 công ty tại nước ngoài qua Mossack Fonseca.

Tài liệu rò rỉ kết luận rằng cộng sự của ông Putin đã chuyển tới 2 tỉ đôla qua những tài khoản ngân hàng ở nước ngoài trong khoảng thời gian gần 40 năm

Tài liệu rò rỉ kết luận rằng cộng sự của ông Putin đã chuyển tới 2 tỉ đôla qua những tài khoản ngân hàng ở nước ngoài trong khoảng thời gian gần 40 năm

Tổ hợp luật Panama này nói với tờ Washington Post là công ty “theo đúng văn bản và tinh thần” của luật tài chánh, thay đổi theo từng quốc gia trên thế giới. Công ty cũng cho biết là gần 40 năm hoạt động công ty chưa hề bị truy tố về những hành vi sai trái nào cả.

Trong một cuộc phỏng vấn với Thông tín viên Michael Lipin của Đài VOA ngày hôm qua, ông Michael Hudson, một biên tập viên kỳ cựu của Tổ chức Nhà báo Điều tra Quốc tế nói “Đây thực sự là một khía cạnh đen tối của nền kinh tế toàn cầu- tiền bạc luân chuyển hầu như không kiểm tra được, không phát hiện được. Bạn không thể nói là trong một trường hợp riêng rẽ nào đó, có người có hành vi sai trái, hay họ che dấu những hành động không đúng. Tuy nhiên việc này nêu lên nhiều nghi vấn về vấn đề minh bạch khi bạn có những chính trị gia chuyển tiền ra nước ngoài và sử dụng những thực thể ở nước ngoài để che dấu những gì họ làm.”

Phúc trình nêu tên quần đảo Virgin Islands thuộc Anh như là một nơi trốn thuế an toàn của những tài khoản nước ngoài được ưa chuộng nhất, với một trong hai công ty  trong hồ sơ của Mossack Fonseca được thành lập tại đây. Panama, Bahamas và Seychells có tên kế tiếp trong danh sách.

Phúc trình cũng đưa ra ánh sáng vụ mất trộm vàng của Anh năm 198

Phúc trình cũng đưa ra ánh sáng vụ mất trộm vàng của Anh năm 198

Phúc trình của Tổ chức Quốc tế các Nhà báo Điều tra cũng đưa ra ánh sáng về vụ mất trộm vàng của Anh năm 1983 được gọi là “tội phạm của thế kỷ.”

Kẻ trộm đã lấy cắp gần 7.000 thanh vàng trong nhà kho Brink's-Mat  ở phi trường Heathrow, London,cùng với tiền mặt và kim cương. Tuy nhiên vàng đã được cho tan chảy và đem bán, và hầu hết số tiền bị mất cắp không thu hồi được.

Phúc trình nói một tài liệu của Mossack Fonsea cho thấy một viên chức tại một công ty tổ hợp luật được thành lập 16 tháng sau vụ trộm này “dường như có liên hệ đến việc quản lý tiền từ vụ đánh cắp nổi tiếng Brink's-Mat ở London.

Công ty này không sử dụng tiền một cách bất hợp pháp, nhưng có thể là công ty đầu tư tiền bạc qua những tài khoản ngân hàng và bất động sản có nguồn bất hợp pháp.”

Tổ hợp luật phủ nhận đã giúp che giấu tiến trình vụ trộm tại London.

Comments